Sau một thời gian thâm nhập vào giới thám tử, chúng tôi có thể nhận ra rằng hoạt động thám tử tư tại Việt Nam thực sự là một nhu cầu có thật, và không thể phủ nhận. Tuy nhiên, hoạt động này hiện vẫn phải núp bóng các Công ty vệ sỹ – bảo vệ hoặc doanh nghiệp cung cấp hỗ trợ thông tin.

Văn phòng thám tử tư Hà Nội uy tín, giá rẻ và chuyên nghiệp

Chính vì chưa có quy định rõ ràng nên ranh giới giữa hoạt động cung cấp thông tin và xâm phạm đời tư cá nhân là rất mỏng manh.

Đòi hỏi cần phải quản lý hoạt động này để tránh những hệ lụy không tốt cho xã hội là một yêu cầu đặt ra. Muốn thế, có lẽ cần phải có những quy định, luật hóa để hoạt động này đi vào khuôn khổ.

Hợp pháp hay không hợp pháp?

Theo luật sư Bùi Đình Ứng (thuộc Văn phòng luật sư Bùi Đình Ứng – Đoàn luật sư Hà Nội) thì theo quy định của pháp luật hiện hành, hoạt động thám tử tư hiện chưa có khung pháp lý rõ ràng.

 

Công ty thám tử tư theo dõi ngoại tình, điều tra xác minh ngoại tình uy tín  tại Hà Nội | Theo dõi ngoại tình

Theo Luật đầu tư 2014, trong số ngành, nghề cấm đầu tư, kinh doanh không có ngành nghề kinh doanh dịch vụ thám tử tư. Tại quyết định 10/2007/QĐ-TTg dịch vụ điều tra cũng được quy định là một ngành trong Hệ thống các ngành kinh tế Việt Nam.

Tuy nhiên, tại Nghị định 59/2006/NĐ-CP hướng dẫn Luật Thương mại 2015, Chính phủ “treo lệnh cấm” đối với dịch vụ điều tra bí mật xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.

Ngoài ra, theo Luật Dân sự 2015 thì: “Việc sử dụng ảnh của cá nhân phải được người đó đồng ý. Việc sử dụng hình ảnh của người khác vì mục đích thương mại thì phải trả thù lao cho người có hình ảnh, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác” và “Việc sử dụng hình ảnh mà vi phạm quy định tại Điều này thì người có hình ảnh có quyền yêu cầu Tòa án ra quyết định buộc người vi phạm, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan phải thu hồi, tiêu hủy, chấm dứt việc sử dụng hình ảnh, bồi thường thiệt hại và áp dụng các biện pháp xử lý khác theo quy định của pháp luật”.

Như vậy có thể thấy pháp luật hiện hành chưa có quy định thống nhất về dịch vụ thám tử tư. Khi chưa có quy định cụ thể, rõ ràng và thống nhất về vấn đề này, thì dịch vụ thám tử tư vẫn chưa thể hoạt động hợp pháp tại Việt Nam.

Bên cạnh đó, theo Điều 38 Bộ luật dân sự 2015 quy định đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình là bất khả xâm phạm và được pháp luật bảo vệ. Việc thu thập, lưu giữ, sử dụng, công khai thông tin liên quan đến đời sống riêng tư, bí mật cá nhân phải được người đó đồng ý.

Do đó, mọi hành vi xâm phạm đời sống riêng tư, bí mật cá nhân là vi phạm pháp luật. Cả người cung cấp thông tin liên quan đến đời sống riêng tư, bí mật cá nhân của người khác và thám tử sử dụng thông tin này để điều tra, theo dõi đều có thể bị xử lý theo quy định hiện hành.

“Chính do những quy định chưa thống nhất như vậy nên hiện thám tử tư chưa được coi là một “nghề” ở nước ta. Cũng chính vì thế mà nếu như “tai nạn” xảy ra thì thám tử sẽ là người phải chịu thiệt thòi đầu tiên. Cũng do chưa có một quy định nào của pháp luật nên giới hạn phạm vi được theo dõi, điều tra đối với nghề thám tử cũng chưa có. Do vậy rất dễ dẫn đến những hành vi xâm phạm đời tư cá nhân đã được quy định tại Bộ luật Dân sự” – Luật sư Ứng nhấn mạnh.

Còn theo Luật sư Nguyễn Hữu Toại (thuộc Đoàn luật sư TP Hà Nội) thì tháng 7-2018 vừa qua, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 27/2018/QĐ-TTg Ban hành hệ thống ngành kinh tế Việt Nam có hiệu lực từ ngày 20-8-2018. Theo quyết định này, đã có quy định mã ngành về dịch vụ điều tra là mã: 803 – 8030 – 80300. Nhóm này gồm: Dịch vụ điều tra và thám tử. Các hoạt động của tất cả các thám tử tư nhân, thuộc các loại khách hàng hoặc mục đích điều tra đều nằm trong nhóm này. Như vậy theo quyết định trên thì hoạt động thám tử là… hợp pháp.

Mặc dù vậy, pháp luật cũng quy định những thông tin thuộc bí mật đời tư, bí mật gia đình, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức thì tổ chức hoạt động nghề thám tử không được phép cung cấp. Nếu vi phạm thì tùy mức độ vi phạm sẽ bị xử lý hành chính, đình chỉ hoạt động, thu hồi giấy phép hoạt động, hoặc khởi tố hình sự nếu cấu thành tội phạm.

Đặc biệt, trong trường hợp thám tử vi phạm quy định của pháp luật, căn cứ vào hợp đồng thuê dịch vụ cũng có thể xác định trách nhiệm pháp lý của người thuê nếu nội dung thuê vi phạm pháp luật, trái với đạo đức xã hội.

Hoạt động thám tử tư nên được đưa vào khuôn khổ?

Một luật gia thuộc Đại học Luật Hà Nội khẳng định hoạt động thám tử tư chưa được phép hoạt động ở nước ta. Theo Luật đầu tư năm 2014, ngành nghề này chưa được quy định trong danh mục ngành nghề cấm đầu tư kinh doanh nhưng do nó xâm phạm quyền riêng tư của cá nhân nên trái với quy định pháp luật.

 

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *