Tính đến nay, trong cả nước mới chỉ có hai doanh nghiệp được cấp phép hoạt động liên quan đến điều tra, cung cấp thông tin. Sau hai doanh nghiệp này, việc cấp phép cho các hoạt động tương tự trong cả nước đều bị dừng lại.

Trong Luật Đầu tư và Nghị định số108/2006/NĐ-CP Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư đã quy định cấm đầu tư trong lĩnh vực thám tử tư, điều tra.Điều 38 Bộ luật Dân sự quy định “quyền bí mật đời tư của cá nhân được tôn trọng và được pháp luật bảo vệ. Việc thu thập, công bố thông tin, tư liệu về đời tư của cá nhân phải được người đó đồng ý”.

Nghị định 102/2010/NĐ-CP ngày 1/10/2010 Hướng dẫn chi tiết thi hành một số điều của Luật Doanh nghiệp cũng quy định cấm “kinh doanh dịch vụ điều tra bí mật xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân”.

Tuy nhiên, dù không được pháp luật thừa nhận thì đây vẫn là dịch vụ được rất nhiều người tín nhiệm. Các dịch vụ khá đa dạng, theo từng lĩnh vực như trong hôn nhân gia đình (Cung cấp thông tin, chứng cứ vợ hoặc chồng có dấu hiệu ngoại tình; Thông tin về bạn tình, về vợ chồng sắp cưới, về người thân sống xa nhà có dấu hiệu tiêu cực; Tư vấn, quản lý, giám sát con cái, vị thành niên; Tìm kiếm và xác minh nhân thân, vị thành niên bỏ nhà đi …);

Trong lĩnh vực dân sự, các văn phòng thám tử cho biết có thể cung cấp thông tin, bằng chứng phục vụ hoạt động tố tụng dân sự; Thu thập cung cấp thông tin về hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng; Thông tin về đối tượng lừa đảo, chiếm đoạt, đánh cắp tài sản; Thông tin về quyền kinh doanh, sở hữu tài sản, quyền sử dụng nhà đất; Truy tìm chủ nhân số điện thoại quấy rối, chủ nhân của những bức thư nặc danh…; trong lĩnh vực dân sự, các văn phòng thám tử cho biết có thể cung cấp thông tin, bằng chứng phục vụ hoạt động tố tụng dân sự; Thu thập cung cấp thông tin về hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng; Thông tin về đối tượng lừa đảo, chiếm đoạt, đánh cắp tài sản; Thông tin về quyền kinh doanh, sở hữu tài sản, quyền sử dụng nhà đất; Truy tìm chủ nhân số điện thoại quấy rối, chủ nhân của những bức thư nặc danh…

Không chỉ xoay quanh các việc điều tra trên, các công ty thám tử tư ở Việt Nam còn cung cấp nhiều loại dịch vụ khác theo yêu cầu của khách hàng như giám sát, điều tra nhân thân, …

Trên thực tế, còn có nhiều vụ án, luật sư cũng phải thuê thám tử tư thu thập thông tin hoặc tìm hiểu về tài sản của người phải thi hành án, phục vụ cho việc yêu cầu thi hành án của thân chủ.

Như vậy, có thể nói dịch vụ thám tử tư vẫn đang tồn tại (mặc dù hầu hết các công ty thám tử tư đều phải hoạt động dưới danh nghĩa công ty cung cấp thông tin) và mang lại nguồn lợi nhuận không nhỏ cho các cá nhân và tổ chức hoạt động trong lĩnh vực này nhưng lại không chịu sự quản lý của cơ quan nào và cũng không mất một xu tiền thuế. Đây là kẽ hở trong quản lý nhà nước với một lĩnh vực khá nhạy cảm khi liên quan đến bí mật đời tư, quyền công dân…

Hiện nhiều nước trên thế giới đã coi thám tử tư là một nghề và được điều chỉnh bởi các quy định chặt chẽ của pháp luật. Tại Việt Nam có lẽ nên xếp đây là loại hình dịch vụ hoạt động có điều kiện, những người làm dịch vụ này phải được được đào tạo và cấp chứng chỉ hành nghề.

Sự Cần Thiết Của Dịch Vụ Thám Tử Trong Đời Sống Hiện Nay

Luật cần quy định giới hạn hoạt động đến đâu để không mâu thuẫn với những quy định của pháp luật về quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức: quyền về hình ảnh, quyền bí mật thư tín… và sẽ hạn chế được việc các thám tử tư đi quá giới hạn cho phép, lấn sân hoạt động điều tra, thậm chí là vi phạm pháp luật như hiện nay.

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *